Trẻ ra mồ hôi trộm là tình trạng bé đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường; đặc biệt là khi ngủ hoặc nghỉ ngơi. Mồ hôi trộm xuất hiện không liên quan đến nhiệt độ môi trường hoặc hoạt động thể chất bên ngoài. Nó thường xảy ra vào ban đêm nên dân gian gọi là “mồ hôi trộm”. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau; từ sinh lý bình thường đến các bệnh lý tiềm ẩn.
Dấu hiệu khi bé ra mồ hôi trộm bao gồm nhiều biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết. Một trong những dấu hiệu chính là bé ra nhiều mồ hôi vào ban đêm; đặc biệt ở vùng đầu, cổ và lưng. Khi sờ vào da bé, mẹ sẽ cảm thấy da bé ẩm ướt và lạnh, mặc dù nhiệt độ phòng không quá nóng. Mồ hôi cũng có thể làm cho da bé trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Tình trạng này có thể làm bé cảm thấy khó chịu, gây khó ngủ hoặc làm giấc ngủ không sâu; bé thường xuyên thức giấc trong đêm và quấy khóc.
Bé ra nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm, chủ yếu ở phần đầu, cổ và lưng.
Ngoài ra, một số bé còn có hiện tượng hơi thở và nhịp tim nhanh khi ra mồ hôi trộm. Đây là dấu hiệu của sự kích thích hệ thần kinh hoặc một vấn đề sức khỏe khác. Nếu các dấu hiệu này kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như sốt; ho; khó thở; sụt cân… mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Việc duy trì phòng ngủ của bé luôn thoáng mát và không quá nóng là một trong những cách chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ em hiệu quả. Nhiệt độ lý tưởng cho phòng ngủ của trẻ nên từ 24 – 26 độ C. Mẹ có thể sử dụng quạt hoặc điều hòa không khí để duy trì nhiệt độ này; đặc biệt là vào mùa hè. Một phòng ngủ thoáng mát sẽ giúp cơ thể bé điều chỉnh nhiệt độ tốt hơn; giảm thiểu tiết mồ hôi.
Đảm bảo duy trì nhiệt độ thích hợp cho bé; mặc quần áo thoáng mát
Mẹ hãy chọn quần áo cho bé làm từ chất liệu cotton thoáng mát; thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc quá nhiều lớp quần áo; đặc biệt là khi đi ngủ. Bởi điều này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây ra mồ hôi trộm. Quần áo thoải mái sẽngiúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Từ đó giảm nguy cơ bé bị hăm tã do mồ hôi.
Mẹ có thể sử dụng các loại lá thảo dược như lá dâu tằm; lá khế; lá trà xanh; gừng… để tắm cho bé. Đây là các biện pháp dân gian hiệu quả giúp chữa mồ hôi trộm ở trẻ. Mẹ hãy đun sôi lá với nước; để nguội rồi dùng nước này tắm cho bé. Các loại lá thảo dược này có tính mát và kháng khuẩn tốt. Nhờ đó giúp làm mát da và giảm mồ hôi trộm hữu hiệu. Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ.
Thực hiện massage nhẹ nhàng cho bé trước khi đi ngủ không chỉ giúp bé thư giãn mà còn giảm tiết mồ hôi hiệu quả. Mẹ hãy sử dụng dầu massage nhẹ nhàng; tránh các khu vực nhạy cảm để bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Ngoài ra, việc massage còn giúp tăng cường tuần hoàn máu; mang tới cho bé giấc ngủ ngon hơn. Từ đó giảm tình trạng mồ hôi trộm.
Tình trạng ra mồ hôi trộm là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang thiếu hụt vitamin D3. Đây là vi chất quan trọng với sự phát triển thể chất và hệ miễn dịch của bé. Do đó; ngay từ giai đoạn sơ sinh, ba mẹ đã cần chú ý đảm bảo cung cấp vitamin D3 cho bé đầy đủ. Bởi nguồn sữa mẹ không đáp ứng đủ lượng D3 mà cơ thể bé cần. Lúc này, giải pháp được nhiều ba mẹ áp dụng là sử dụng các sản phẩm D3 chuyên biệt từ bên ngoài.
Bổ sung sản phẩm vitamin D3 dạng nhỏ giọt với liều dùng 400IU/ ngày cho bé
Với trẻ sơ sinh; mẹ hãy ưu tiên lựa chọn những sản phẩm vitamin D3 nhỏ giọt với liều lượng 400 IU/ ngày. Mẹ cần chú ý tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng từ chuyên gia và nhà sản xuất. Tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều lượng cho bé khi chưa có sự tham vấn ý kiến bác sĩ!
Tổng hợp: Dương Hoàng