Trẻ chậm biết lẫy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bố mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu những dấu hiệu trẻ chậm lẫy và cách tập cho con lẫy đúng để giúp bé phát triển vận động tốt.
Nguyên nhân khiến trẻ chậm biết lẫy
Trẻ chậm biết lẫy là tình trạng khiến nhiều phụ huynh lo ngại không biết nguyên nhân do đâu. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp làm cho con chậm lẫy, chậm phát triển bố mẹ nên biết:
Trẻ thiếu hụt canxi:Sự thiếu hụt canxi khiến bé không có hệ cơ và xương chắc khỏe, dẫn tới tình trạng chậm lẫy.
Trẻ bị thiếu hụt canxi có hệ xương khớp không khỏe mạnh cũng là nguyên nhân bé chậm lẫy
Trẻ có cân nặng vượt chuẩn: Cân nặng của bé sơ sinh có ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Trong đó những bé có cân nặng vượt chuẩn thường gặp khó khăn trong việc lẫy lật, có xu hướng chậm lẫy hơn so với độ tuổi.
Trẻ gặp trở ngại tâm lý: Nhiều trẻ trong quá trình tập lẫy bị ngã từ trên cao xuống và tạo ra các trở ngại về mặt tâm lý, bé sợ và không uốn thử lại việc tập lẫy.
Trẻ khó cử động do trang phục:Trẻ chậm biết lẫy cũng có thể do bố mẹ mặc cho con nhiều quần áo dày vì sợ con lạnh. Tuy nhiên điều này lại khiến bé khó cử động, gặp khó khăn khi muốn lật người.
Bế trẻ sai cách:Bế trẻ ở tư thế ngồi sẽ tạo áp lực lên cột sống của con, làm giảm khả năng vận động của bé.
Trẻ sinh non: Những em bé sinh non cũng là đối tượng có thể bị chậm lẫy, lật và có xu hướng phát triển vận động chậm hơn bình thường.
Dấu hiệu trẻ chậm lẫy cần lưu ý
Trẻ bị chậm lẫy có nhiều biểu hiện khác nhau. Nếu bố mẹ thấy con đã 5-6 tháng tuổi mà chưa có dấu hiệu lẫy thì cần cho con đi khám bởi bé đang bị chậm lẫy so với độ tuổi. Một số biểu hiện trẻ chậm lẫy gồm có:
Khi trẻ nằm sấp bé không chịu ngóc đầu, không có hành động như chống tay nâng phần ngực và đầu.
Trẻ không cố gắng rướn người hay có động tác gạt tay sang hai bên.
Trẻ không co chân lên ngực hay nhấc chân tay lên.
Trẻ không hứng thú với việc nằm nghiêng và ít khi nằm ở tư thế này.
Trẻ không cố gắng tập lẫy có dấu hiệu ít rướn người và không nhấc thân mình lên
Các biện pháp giúp bé học lẫy thuận lợi bố mẹ nên biết
Nếu trẻ đang ở độ tuổi học lẫy, bố mẹ hãy áp dụng các biện pháp dưới đây để hỗ trợ và kích thích trẻ tập lẫy thuận lợi:
Thường xuyên chơi đùa cùng trẻ: Bố mẹ hãy để đồ chơi màu sắc sặc sỡ, kích thích trẻ ngoài tầm với để kích thích bé lẫy lật. Mẹ cũng hãy nằm gần bé để bé vươn người và kích thích việc lẫy lật.
Massage toàn thân cho bé: Thực hiện massage giúp trẻ thư giãn và phát triển hoàn thiên hơn, bé sẽ nhanh chóng thích nghi với các vận động của cơ thể.
Cho trẻ học lẫy với tần suất vừa đủ: Chỉ nên cho bé học lẫy lật không quá 20 phút mỗi ngày, nếu vượt quá thời gian trên thì trẻ dễ bị mệt, chán ăn, bỏ bú. Do thời điểm này bé chưa được khỏe mạnh và dễ gặp các vấn đề về thể chất, vận động.
Trẻ trốn lẫy sẽ gặp nhiều bất lợi liên quan tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và nhận thức. Do đó ngay khi thấy bé có dấu hiệu trốn lẫy, bố mẹ hãy đưa con tới các cơ sở y tế uy tín để nhận được kiểm tra và đánh giá sớm.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên kết hợp bổ sung sớm vitamin D3 cho bé với các sản phẩm bên ngoài bởi đây là vitamin quan trọng hỗ trợ sự hấp thu canxi tối ưu, tăng cường sự phát triển hệ xương khớp từ sớm, tạo tiền để giúp hệ xương của trẻ phát triển khỏe mạnh.
Sản phẩm hỗ trợ bổ sung Vitamin D3 chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Châu Âu
Những thông tin trên đã giúp bố mẹ tìm hiểu các nguyên nhân và dấu hiệu trẻ chậm biết lẫy là thế nào rồi. Bố mẹ hãy theo dõi tình trạng phát triển của bé để có biện pháp khắc phục sớm nếu con trốn lẫy, tránh để ảnh hưởng tới sự phát triển mai sau.