Hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ – Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Các chuyên gia cho biết, thân nhiệt của trẻ nhỏ cao hơn nhiều so với người lớn. Do đó, tình trạng bé ra mồ hôi trộm là vấn đề xuất hiện phổ biến hiện nay. Mặc dù hiện tượng này không quá nguy hiểm; song ba mẹ cũng không nên quá chủ quan coi thường. Vậy vấn đề ra mồ hôi trộm ở trẻ khi nào ba mẹ cần thăm khám bác sĩ? Hãy tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây! 

Bé đổ mồ hôi trộm có lợi ích gì?

Khi nhắc tới tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ; đa phần ba mẹ đều nghĩ đây là một hiện tượng có hại. Thế nhưng thực tế, bé đổ mồ hôi trộm vẫn có một số lợi ích nhất định. Có thể kể tới một số ưu điểm của hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ là:

  • Hệ thống cơ định nhiệt ở trẻ nhỏ vẫn chưa hoàn thiện. Do đó bé rất dễ gặp phải vấn đề tồn dư nhiệt bên trong cơ thể. Ra mồ hôi trộm sẽ giúp bé giải toả nhiệt bằng cách tiết mồ hôi làm mát cơ thể. Từ đó duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể ở mức an toàn.

Hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ - Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Mồ hôi trộm giúp bé điều hoà thân nhiệt, duy trì nhiệt độ ở mức an toàn

  • Mồ hôi trộm cũng có vai trò hỗ trợ bé loại bỏ các chất thải và độc tố ra ngoài cơ thể. Thông qua quá trình tiết mồ hôi; cơ thể bé có thể loại bỏ các chất dư thừa; duy trì sự cân bằng nước và các chất điện giải giữa các tế bào.
  • Trong trường hợp bé sống trong môi trường quá nóng, mồ hôi trộm sẽ hỗ trợ bé làm mát cơ thể; giảm thiểu rủi ro bé bị nhiễm nhiệt. Điều này sẽ gián tiếp bảo vệ sức khoẻ; hạn chế bé bị ốm vặt.

Tuy nhiên ba mẹ cần lưu ý rằng; mồ hôi trộm chỉ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ. Nó không nên bị nhầm lẫn với hiện tượng đổ mồ hôi thông thường do hoạt động vận động hay nhiệt độ cao. Nếu tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như sốt; khó thở; ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn đúng cách.

Hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Trên thực tế, tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ là vấn đề phổ biến, không quá nguy hiểm. Thế nhưng ba mẹ không nên vì thế mà chủ quan. Đôi khi, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khoẻ nguy hiểm nào đó ở trẻ. Vậy hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ khi nào cần thăm khám bác sĩ? 

  • Tình trạng mồ hôi trộm ở bé không được cải thiện sau khi mẹ đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị tại nhà trong thời gian dài.
  • Mồ hôi trộm ở trẻ đi kèm với các triệu chứng khác như sốt cao; mệt mỏi; khó thở….

Hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ - Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Ba mẹ tuyệt đối không chủ quan khi bé gặp phải tình trạng ra mồ hôi trộm

  • Bé bị ra mồ hôi trộm gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống hàng ngày; không thể kiểm soát được.
  • Bé có những dấu hiệu bất thường khác như sụt cân; tăng huyết áp; thay đổi tốc độ tăng trưởng; gặp phải các vấn đề về da liễu.

Một số giải pháp giúp phòng ngừa ra mồ hôi trộm ở trẻ

  • Đảm bảo bé luôn sạch sẽ, khô ráo

Mỗi ngày, ba mẹ hãy thường xuyên vệ sinh tắm rửa cho bé với nước ấm. Cùng với đó là sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ; không gây kích ứng cho da của bé. Cuối cùng, ba mẹ hãy lau khô da bé nhẹ nhàng. Ngoài ra, mỗi khi quần áo của bé bị ướt hoặc dính mồ hôi; ba mẹ hãy chú ý thay đồ cho bé. Mặc quần áo sạch và khô sẽ hỗ trợ bé giảm mồ hôi trộm; duy trì sự thoải mái mỗi ngày.

Hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ - Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Mẹ chú ý luôn vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày; đảm bảo bé luôn khô ráo

  • Lựa chọn quần áo cho bé phù hợp

Mẹ nên ưu tiên lựa chọn những trang phục cho bé được làm từ chất liệu thoáng khí như bông, lanh hay vải cotton. Những chất liệu này sẽ giúp bé hút ẩm; tạo thông gió tốt; giảm thiểu khả năng gây mồ hôi trộm cho bé. Ngoài ra, chăn nệm cho bé ngủ cũng nên chọn những loại thoáng khí; không gây nóng.

  • Kiểm tra và điều chỉnh độ ẩm trong phòng

Các chuyên gia cho biết, nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ là khoảng 26 độ C. Nếu độ ẩm trong phòng quá cao hoặc quá thấp; ba mẹ có thể sử dụng thêm máy tạo ẩm hoặc máy hút ẩm để điều chỉnh môi trường. Điều này sẽ giúp bé duy trì độ ẩm phù hợp; giảm thiểu ra mồ hôi trộm ở trẻ. Độ ẩm lí tưởng trong phòng ngủ của bé là từ 40 – 60%.

  • Bổ sung vitamin D3 cho bé

Hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ - Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Sản phẩm D3 dạng nhỏ giọt đi kèm với ống phân liều chia vạch cụ thể

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm là thiếu hụt vitamin D3. Do đó, để hạn chế bé ra mồ hôi trộm, ba mẹ cần chú ý đảm bảo bổ sung đầy đủ D3 cho bé từ sớm. Dưỡng chất này sẽ hỗ trợ bé tăng cường hấp thụ canxi; thúc đẩy hệ xương và răng của bé phát triển cứng cáp, khoẻ mạnh. Với trẻ sơ sinh, ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm vitamin D3 nhỏ giọt với liều dùng 400IU/ ngày. Sản phẩm cần tới từ thương hiệu nổi tiếng; được kiểm nghiệm an toàn và không chứa chất độc hại cho bé!

Tổng hợp: Dương Hoàng

TƯ VẤN MIỄN PHÍ