Lẫy là bước ngoặt quan trọng đánh dấu và tạo tiền đề cho sự phát triển các kỹ năng vận động trong các giai đoạn tiếp theo của trẻ nhỏ. Hầu hết trẻ đạt tới mốc 3-4 tháng đều có khả năng lẫy, tức trẻ cần vận động bằng toàn bộ thân mình. Tuy nhiên trẻ chậm lẫy có sao không?
Trẻ trốn lẫy là dấu hiệu bé đang chậm phát triển so với lứa tuổi, nếu bé không lẫy thì con sẽ có hệ xương không được chắc khỏe đúng độ tuổi và có nguy cơ bị bẹp đầu, trẹo cổ. Nhiều bố mẹ cho rằng con trốn lẫy là điều bình thường, tuy nhiên theo các chuyên gia thì bé cần trải qua đủ các giai đoạn lẫy, trườn, bò để có thể phát triển tốt nhất cả về thể chất, trí tuệ cũng như khả năng nhận thức xung quanh. Bé trốn lẫy sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển ở thời điểm hiện tại và khiến cho con gặp khó khăn khi tự xúc ăn, viết chữ hay chơi thể thao khi trẻ trưởng thành.
Trẻ lẫy chậm là dấu hiệu con đang chậm phát triển so với lứa tuổi bố mẹ cần lưu ý
Trẻ tập lẫy sớm sẽ giúp con nhanh chóng thực hiện các động tác khác như ngồi, bò, đứng, đi. Lẫy sớm cũng tạo điều kiện giúp cơ cổ của con chắc khỏe để đỡ được khối lượng đầu. Ngoài ra, những cơ bắp khác và lưng của bé cũng khỏe mạnh hơn.
Đặc biệt khi biết lẫy, trẻ sẽ có thêm những góc nhìn mới mẻ, phong phú hơn về thế giới xung quanh nhờ con quay đầu và vặn mình được để từ đó trẻ không ngừng khám phá để biết thêm về thế giới.
Tập cho trẻ lẫy sớm giúp bé nhanh chóng thực hiện được các động tác khác như ngồi, bò, đi
Nếu trẻ được 3 tháng tuổi mà chưa có dấu hiệu lật người, tập lẫy thì bố mẹ đừng quá lo lắng mà hãy vỗ tay khuyến khích để con học lẫy. Nếu bé lẫy tự nhiên, bố mẹ hãy động viên trẻ lặp lại động tác này bằng cách lắc lư món đồ chơi ở bên cạnh, khuyến khích, động viên trẻ tò mò và lật người để khám phá món đồ chơi đó.
Nếu trẻ tới tuổi tập lẫy mà chưa có biểu hiện gì, bố mẹ nên khuyến khích khả năng lẫy của bé. Hãy để trẻ nằm nghiêng người và kích thích trẻ bởi các món đồ chơi mà con có hứng thú vươn tay lấy.
Khuyến khích trẻ tập lẫy sử dụng các món đồ chơi kích thích trí tò mò của bé
Một số dấu hiệu bố mẹ có thể để ý giúp đỡ bé, ví dụ như khi con nằm sấp và tự ngẩng đầu dậy thì mẹ hãy lấy đồ chơi để dụ bé tiếp tục ngẩng đầu, chơi với bé. Hoặc khi con đang nằm ngửa giơ hai chân lên cao, lắc chân, mẹ hãy giúp trẻ dịch chuyển thân mình để con dễ dàng lật người và lặp lại hành động đó thường xuyên hơn.
Trẻ chậm biết lẫy gây ảnh hưởng tới sự phát triển vận động của cơ thể và sự phát triển trí tuệ, khả năng nhận thức của bé. Bố mẹ cần chú ý tới việc bổ sung đủ các vi chất cần thiết cho bé qua nguồn thực phẩm, đặc biệt nên bổ sung sớm vitamin D3 cho trẻ.
Bởi đây là vi chất có tác dụng quan trọng tới sự vận động của trẻ, hỗ trợ hấp thu canxi tối ưu, hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ xương khớp và tạo tiền đề cho bé có hệ xương khớp khỏe mạnh để phát triển tối ưu.
Sản phẩm hỗ trợ bổ sung Vitamin D3 chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Châu Âu
Giờ thì bố mẹ đã biết khi trẻ lẫy chậm có sao không và ảnh hưởng của việc chậm lẫy tới sức khỏe của con như thế nào rồi. Hãy khuyến khích trẻ cho con tập lẫy sớm để bé có điều kiện phát triển theo đúng độ tuổi, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé sau này.