Tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa dài ngày khiến trẻ mệt mỏi và khó chịu, kéo dài có thể khiến con gặp nhiều biến chứng về sức khỏe. Do đó, bố mẹ hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của con khoa học và bổ sung các loại thức uống tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ như trong bài sau đây.
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ
Tùy vào nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và cơ địa của trẻ mà bé có thể gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác như như:
Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài phân lỏng, tần suất đi ngoài nhiều hơn bình thường và thường lớn hơn 3 lần/ngày. Phân của con màu xanh, vàng nhạt hay màu xám.
Táo bón: Trẻ gặp khó khăn trong việc đi ngoài, phân khô cứng và bé đi ít hơn bình thường. Trẻ bị táo bón thường cảm thấy khó chịu, đau bụng, đôi khi đi ngoài ra máu.
Buồn nôn và nôn: Trẻ bị buồn nôn và nôn đặc biệt sau khi ăn xong hay bị căng thẳng.
Đầy hơi chướng bụng: Rối loạn tiêu hóa khiến bé bị đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, khó chịu. Tình trạng này có thể kéo dài và lặp lại thường xuyên.
Biếng ăn: Khẩu vị của con thay đổi, trẻ từ chối ăn hay ăn ít hơn bình thường. Biểu hiện chán ăn là một trong những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp làm cho bé bị chậm tăng trưởng nếu chán ăn kéo dài.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể làm cho con bị đầy hơi chướng bụng, tiêu chảy, táo bón
Rối loạn tiêu hóa dài ngày nên cho trẻ uống gì?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa dài ngày gây ra những tổn thương tới đường ruột của bé. Bố mẹ hãy cho con dùng một số loại nước uống sau đây để làm dịu các biểu hiện rối loạn tiêu hóa trẻ đang gặp phải:
Nước cam:Giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như góp phần làm hệ khuẩn ruột khỏe hơn, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Mẹ có thể cho con dùng 1 ly nước cam/ngày nhưng không nên pha quá chua, cho con uống buổi sáng.
Bổ sung nước cam giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả
Nước ép cà rốt: Giúp dạ dày của trẻ giảm cảm giác khó chịu, thêm vài nhánh bạc hà vào nước ép giúp làm dịu cơn sôi dạ dày của bé.
Nước dừa: Có hàm lượng kali dồi dào giúp ổn định chất điện giải, bổ sung lượng nước bị mất trong cơ thể. Cho trẻ uống nước dừa còn giúp chống lại các biểu hiện nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Sữa chua uống:Tăng cường lợi khuẩn đường ruột cho hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của bé.
Trà gừng: Giúp giảm nhanh triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, co thắt dạ dày, buồn nôn. Dùng trà gừng còn giúp con cân bằng axit trong ruột và giảm tình trạng co thắt ruột.
Nước ép táo:Cung cấp vitamin A, C, kali, photpho giúp giảm vấn đề táo bón, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu của trẻ. Dùng nước táo còn giúp trẻ tăng cường chất xơ pectin tăng lợi khuẩn đường ruột.
Sinh tố bơ:Quả bơ giàu dinh dưỡng, có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất như sắt, canxi, kẽm, kali giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Trà hoa cúc: Giảm nhanh các triệu chứng co thắt ruột và dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, làm dịu hệ thần kinh của trẻ.
Ngoài các loại nước uống trên, bố mẹ nên tăng cường cho con men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ với những bé tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột. Sử dụng men vi sinh giúp tăng cường hàm lượng lớn vi sinh vật có lợi cho đường ruột, hỗ trợ tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, phòng tránh các bệnh lý hệ tiêu hóa tái phát.
Men vi sinh của Anh Quốc hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ nhỏ
Tình trạng rối loạn tiêu hóa dài ngày ở trẻ nhỏ có thể khiến cho đường ruột của bé bị tổn thương, làm tăng nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ nên thường xuyên quan sát trạng thái sức khỏe của con, nếu bé không đỡ hay có các biểu hiện bất thường khác, bố mẹ nên cho con đi khám để điều trị kịp thời.