Tình trạng rối loạn tiêu hóa là vấn đề về đường ruột hay gặp phải ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều bố mẹ rất lo lắng khi thấy con bị bệnh và băn khoăn không rõ liệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa có lây không? Mời mẹ đọc bài sau để biết cách cải thiện cho trẻ và làm sao để phòng bệnh hiệu quả!
Giải đáp băn khoăn liệu bé bị rối loạn tiêu hóa có lây không? Ba mẹ tham khảo ngay những thông tin hữu ích dưới đây:
Tìm hiểu trẻ bị rối loạn tiêu hóa có lây không?
Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý đường ruột có thể xảy ra với bất cứ ai, tuy nhiên đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất chính là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân là bởi hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch suy giảm nên con có nguy cơ nhiễm bệnh lớn hơn. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể bị rối loạn tiêu hóa do dùng thuốc điều trị, kháng sinh dài ngày hay do chế độ dinh dưỡng của bé không khoa học, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh gây ra tình trạng nhiễm khuẩn..
Vậy liệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa có lây không? Về bản chất thì tình trạng rối loạn tiêu hóa không phải bệnh lý lây nhiễm như bệnh hô hấp, bệnh da liễu, tuy nhiên triệu chứng tiêu chảy của rối loạn tiêu hóa có thể lây lan từ người này sang người khác.
Mầm bệnh: Lây nhiễm mầm bệnh tiêu chảy do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng như Rotavirus hay Neurovirus..
Đường lây truyền mầm bệnh: Lây nhiễm thông qua nguồn thực phẩm có chứa mầm bệnh, trẻ bị tiêu chảy khi dùng tay tiếp xúc với mầm bệnh sau đó chạm vào mũi, miệng, dùng chung vật dụng với người đang bị bệnh, tiếp xúc với chất nôn của người bị bệnh..
Triệu chứng tiêu chảy khi trẻ rối loạn tiêu hóa có thể lây lan
Tiết lộ những biện pháp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ
Bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cho trẻ cũng như cải thiện bệnh của con kịp thời. Tuyệt đối không tự ý cho con dùng các loại thuốc điều trị, thuốc cầm tiêu chảy, chữa táo bón mà không có chỉ định của bác sĩ.
Dưới đây là một số biện pháp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ hiệu quả tại nhà như:
Lên kế hoạch chế độ dinh dưỡng của con với các món ăn dễ tiêu hóa, cung cấp đầy đủ các nhóm chất cơ bản như chất béo, chất đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin, khoáng chất..
Đảm bảo thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến và bảo quản món ăn đúng cách để không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Tăng cữ bú cho bé còn đang bú mẹ để bổ sung dinh dưỡng và kháng thể cho con.
Cho trẻ uống nhiều nước và dùng dung dịch Oresol bổ sung điện giải với trẻ bị đi ngoài nhiều lần.
Tránh cho con ăn các món gây khó tiêu, đầy bụng như bánh kẹo, đồ ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức uống có ga..
Để trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn giúp cơ thể được nạp thêm năng lượng.
Với những bé có biểu hiện tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột khiến con biếng ăn, đi ngoài,… các mẹ có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho con. Dùng thêm men vi sinh lúc này cho bé giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột để khắc phục các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhanh chóng, ổn định và cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường trở lại cũng như hỗ trợ tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ.
Men vi sinh của Anh Quốc hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ nhỏ
Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ hiệu quả
Để phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa cho bé, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau khi chăm sóc trẻ:
Bảo vệ đường ruột của trẻ với men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, duy trì dùng liên tục cho con ít nhất 3 tháng để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tốt nhất nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ.
Dạy trẻ rửa tay sạch với xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Bố mẹ cần vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của con thường xuyên, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
Chế biến các món ăn ngon miệng, vệ sinh cho trẻ, chọn mua thực phẩm tươi sống.
Không cho trẻ ăn các món qua đêm, đồ ăn ôi thiu hay bị nhiễm khuẩn.
Ưu tiên cho con ăn các món luộc, hấp dễ tiêu hóa được nấu ở dạng lỏng, mềm, tránh ăn các món nhiều dầu mỡ.
Dạy trẻ rửa tay sạch với xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Dạy trẻ vệ sinh tay thật sạch với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Đọc xong bài viết trên, mẹ đã biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa có lây không và phải làm sao để cải thiện, phòng ngừa cho con rồi. Bố mẹ hãy thực hiện ngay các biện pháp bảo vệ trẻ để con có hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tạo tiền đề cho trẻ có sự phát triển tối ưu, toàn diện.