Dấu hiệu mất nước ở trẻ tiêu chảy mẹ cần bổ sung ngay!

Tiêu chảy là bệnh lý đường ruột phổ biến hiện nay, tuy với người lớn bệnh thường điều trị dễ dàng và nhanh khỏi nhưng với đối tượng trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện thì bố mẹ cần theo dõi sát sao hơn. Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu các dấu hiệu mất nước ở trẻ tiêu chảy và cách khắc phục để giúp bé mau khỏi bệnh!

Làm thể nào để biết trẻ đang bị tiêu chảy?

Khi trẻ bị tiêu chảy bố mẹ cần chú ý các điểm như sau:

  • Trẻ đi phân lỏng từ 3 lần trở lên mỗi ngày.
  • Phân có lẫn máu hoặc có nhầy.
  • Phân có mùi hôi tanh.
  • Trẻ có thể bị sốt, bụng đầy hơi, buồn nôn.
  • Trẻ chán ăn, không muốn ăn, bỏ bú, quấy khóc.
  • Có thể có dấu hiệu mất nước, mắt trũng.

Dấu hiệu mất nước ở trẻ tiêu chảy mẹ cần bổ sung ngay!

Trẻ bị tiêu chảy thường có tần suất đi ngoài nhiều hơn hẳn bình thường

Dấu hiệu mất nước ở trẻ tiêu chảy mẹ cần bổ sung ngay

Theo dõi những dấu hiệu mất nước ở trẻ tiêu chảy sẽ giúp mẹ biết được tình trạng của con. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy mẹ cần bổ sung nước cho con:

Trẻ bị mất nước (có 2 trong các dấu hiệu sau)

  • Vật vã, kích thích.
  • Mắt trũng sâu.
  • Khát nước, muốn uống nước.
  • Dấu véo dưới da mất đi chậm.

Dấu hiệu mất nước ở trẻ tiêu chảy mẹ cần bổ sung ngay!

Chú ý dấu hiệu trẻ bị mất nước để có cách xử trí hoặc cho con đi viện kịp thời

Trẻ bị mất nước nặng (có 2 trong các dấu hiệu sau)

  • Li bì hoặc bị hôn mê.
  • Mắt trũng sâu.
  • Không uống được hoặc uống ít nước.
  • Nếp véo dưới da mất đi rất chậm.

Biện pháp khắc phục tình trạng mất nước của trẻ tiêu chảy

Cách khắc phục tình trạng mất nước của trẻ tiêu chảy như sau:

  • Cho trẻ bú sữa, uống nhiều nước hơn và uống lâu hơn bình thường để bù nước cho con. Với những trẻ uống sữa công thức cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với trẻ không dung nạp đường Lactose tránh tình trạng nặng hơn.
  • Khi trẻ đi ngoài đã khiến cơ thể mất một lượng nước và điện giải lớn, do đó, mẹ hãy bù nước và điện giải thiếu hụt cho con với Oresol. Pha dung dịch theo hướng dẫn trên bao bì và thay thế dung dịch mới nếu không uống hết trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Bên cạnh việc bù nước kịp thời cho bé, các mẹ đừng quên thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống lành mạnh giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ kịp thời và hiệu quả. Ngoài ta, các mẹ cũng có thể kết hợp tăng cường men vi sinh trị tiêu chảy cho trẻ, việc cung cấp thêm lợi khuẩn từ men vi sinh.

Dấu hiệu mất nước ở trẻ tiêu chảy mẹ cần bổ sung ngay!

Kết hợp dùng thêm men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé.

Các lợi khuẩn từ men vi sinh khi được bổ sung cho bé sẽ giúp lấy lại sự cân bằng hệ tiêu hóa, ức chế sự nhân lên của vi khuẩn gây hại, giúp trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Cho trẻ dùng men vi sinh sẽ giúp giảm nhanh dấu hiệu tiêu chảy do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa.

Những trường hợp trẻ bị mất nước nặng, bố mẹ cần cho con tới bệnh viện ngay để được các bác sĩ điều trị kịp thời, tránh để bị mất nước quá lâu gây nguy hiểm tới tính mạng.

Cách phòng tránh tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Gần như không thể phòng tránh tuyệt đối tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ, tuy nhiên bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp giảm nguy cơ bị mắc tiêu chảy ở trẻ như sau:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu mới sinh và duy trì tới năm trẻ 1 tuổi nếu được. Sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng mà sữa công thức không có, giúp bảo vệ bé khỏi nhiều bệnh lý và hiện tượng nhiễm trùng.

Dấu hiệu mất nước ở trẻ tiêu chảy mẹ cần bổ sung ngay!

Ưu tiên cho con bú mẹ và duy trì tới khi bé được ít nhất 6 tháng tuổi

  • Ngăn ngừa vi khuẩn lây lan bằng cách thường xuyên rửa tay cho trẻ với xà phòng hoặc dùng dung dịch sát khuẩn tay, không cho con tiếp xúc với những trẻ tiêu chảy, nôn trớ.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, lau dọn nhà vệ sinh thường xuyên.
  • Luôn đảm bảo trẻ được uống nước đã đun sôi/ nước tinh khiết. Hạn chế cho con dùng nước trái cây và thức uống có đường trong thực đơn.
  • Bảo quản và rã đông thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Không cho con dùng sữa chua, sữa tiệt trùng hay các thực phẩm có dấu hiệu bị hư hỏng.
  • Tránh cho bé dùng thuốc kháng sinh nếu không thực sự cần thiết, dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cho trẻ tiêm ngừa vắc xin Rotavirus theo lịch.

Theo dõi những dấu hiệu mất nước ở trẻ tiêu chảy và áp dụng các biện pháp bù nước như trên sẽ giúp trẻ mau hồi phục. Bố mẹ hãy lưu ý phòng ngừa tiêu chảy cho con kỹ lưỡng để tránh tình trạng bé bị tái phát sau này.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ